Không gian nhà bếp được xem là bộ phận rất quan trọng trong ngôi nhà. Nơi đây không chỉ là nơi chế biến ra các món ăn ngon mà còn là nơi để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau. Thiết kế mẫu phòng bếp có cửa sổ sẽ mang đến nhiều lợi ích thiết thực. Cùng XBOX tìm hiểu chi tiết các mẫu phòng bếp có cửa sổ đang trở thành xu hướng hiện nay nhé.
1. Lợi ích của thiết kế bếp có cửa sổ
Thiết kế cửa sổ cho nhà bếp mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích quan trọng. Có thể kể đến như:
- Tận dụng và tăng nguồn ánh sáng tự nhiên: Khi thiết kế cửa sổ cho nhà bếp sẽ giúp bạn tận dụng được tối đa nguồn sáng từ thiên nhiên, không phải thắp quá nhiều đèn. Có như vậy mới tạo được hứng khởi khi nấu nướng, dễ dàng quan sát hơn và tiết kiệm tối đa diện năng.
- Giúp không khí lưu thông: Thiết kế nhà bếp có cửa sổ giúp luồng không khí trong nhà bếp luôn được lưu thông. Toàn bộ mùi thức ăn, mùi cháy khét, mùi gia vị sinh ra trong khi nấu nướng sẽ được thổi ra ngoài, trả lại cho căn bếp không gian thoáng đãng, dễ chịu.
- Hòa hợp với thiên nhiên: Chiếc cửa sổ nhà bếp giúp tạo cho chúng ta sự kết nối với thiên nhiên. Bạn vừa có thể nấu nướng và vẫn được thưởng thức vẻ đẹp của cảnh quan bên ngoài, giúp bạn giảm được căng thẳng, mệt mỏi, luôn sảng khoái tinh thần.
- Tạo giá trị thẩm mĩ: Chiếc cửa sổ phòng bếp phù hợp sẽ tạo ra được điểm nhấn thiết kế cũng như giá trị thẩm mĩ cho không gian này. Nó góp phần khẳng định thêm gu thẩm mĩ độc đáo của gia chủ.
2. Những yếu tố cần cân nhắc khi thiết kế bếp có cửa sổ
Để thiết kế được căn bếp có cửa sổ đẹp, sang, thể hiện được gu thẩm mỹ ấn tượng của gia chủ không phải là điều đơn giản. Dưới đây là những yếu tố cần cân nhắc khi thiết kế cửa sổ nhà bếp:
Vị trí lắp đặt cửa sổ tối ưu
Vị trí lắp đặt cửa sổ nhà bếp là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu khi thiết kế nhà bếp có cửa sổ. Cửa sổ cần phải đặt ở những nơi có khả năng đón nắng và đón gió tốt. Thông thường người ta thường bố trí cửa sổ nhà bếp ở hướng Đông để giúp làm dịu đi mùi và nhiệt được sinh ra khi nấu. Hơn nữa, lắp đặt cửa sổ nhà bếp theo phong thủy còn giúp điều hòa không khí, ngăn ngừa tình trạng ẩm mốc, thu hút những luồng khí tốt lành.
Kích thước và kiểu dáng cửa sổ phù hợp.
Kích thước là yếu tố góp phần làm nên chiếc cửa sổ nhà bếp hoàn hảo. Kích thước cửa sổ nhà bếp phải phù hợp với những tiêu chí sau:
- Cửa sổ phải được đặt ngang với chậu rửa bát để giúp việc đóng, mở dễ dàng hơn, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
- Kích thước của cửa sổ phải phù hợp với không gian tổng thể nhà bếp.
- Nếu diện tích căn bếp nhà bạn rộng, hiện đại, hãy tạo những cửa sổ kích thước lớn để tận dụng được tối đa ánh sáng từ tự nhiên.
Bên cạnh kích thước thì kiểu dáng cửa sổ cũng là vấn đề bạn cần lưu tâm. Những kiểu dáng cửa sổ nhà bếp thường được sử dụng như:
- Cửa sổ hình chữ nhật dáng trượt: Đây là loại cửa sổ được sử dụng cho không gian nhà bếp nhiều nhất bởi nó có tính ứng dụng cao và giàu yếu tố phong thủy. Với dạng cửa sổ này bạn có thể chia thành nhiều ô cho các khung để tăng yếu tố thẩm mỹ.
- Cửa sổ dàn ngang: Những căn bếp hiện đại, diện tích rộng thường lựa chọn kiểu cửa sổ này để tăng thêm tính sang trọng và tinh tế cho không gian, tạo hứng khởi khi nấu nướng.
Lựa chọn vật liệu thích hợp.
Cửa sổ nhà bếp là một trong những yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất nhà bếp. Hiện nay trên thị trường, chất liệu để làm cửa sổ nhà bếp rất đa dạng nhưng kính và gỗ vẫn là hai chất liệu phổ biến nhất, được nhiều người tin dùng. Mỗi chất liệu lại có những ưu điểm riêng. Trong đó:
- Cửa sổ bằng kính giúp tạo cho chúng ta cảm giác rộng rãi, thoáng đãng và tận dụng được tối đa ánh sáng từ tự nhiên. Hơn nữa, kính cũng là chất liệu mang đến giá trị phong thủy cho không gian nhà bếp.
- Cửa sổ nhà bếp bằng gỗ mang đến cảm giác gần gũi với thiên nhiên, tăng sự sang trọng cho không gian. Hơn nữa, chất liệu cửa sổ nhà bếp này cũng dễ dàng kết hợp với các món đồ nội thất nhà bếp khác.
Lựa chọn chất liệu nào để làm cửa nhà bếp là phụ thuộc vào phong cách thiết kế nội thất tổng thể cũng như sở thích của gia chủ.
Sự hài hòa với tổng thể bố cục phòng bếp.
Cửa sổ nhà bếp cần được thiết kế và bố trí làm sao để hài hòa nhất với bố cục tổng thể của nhà bếp để tạo ra sự cân đối, đồng bộ, tránh bị lạc quẻ. Màu sắc, kiểu dáng, kích thước cần phfu hợp với màu sắc tổng thể và phong cách chủ đạo của không gian nhà bếp.
3. Các kiểu cửa sổ phổ biến cho phòng bếp
Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu cửa sổ dành co nhà bếp phù hợp, vậy hãy tham khảo những gợi ý của XBOX dưới đây nhé:
Cửa sổ mở quay.
Cửa sổ mở quay là một trong những kiểu dáng cửa sổ nhà bếp quen thuộc, truyền thống. Chiếc của sổ này có thể được mở quay vào trong hoặc quay ra ngoài tùy vào diện tích nhà bếp hoặc sở thích của gia chủ. Với mẫu cửa sổ này cửa sẽ được mở ra tối đa để đón nắng, và lưu thông không khí trong nhà bếp, trả lại không gian thoáng đãng.
Cửa sổ trượt.
Cửa sổ dạng trượt hay còn gọi là cửa lùa cũng đang được khách hàng lựa chọn để lắp đặt cho không gian phòng bếp. Mẫu cửa sổ này thường được làm bằng kính và khung nhôm cao cấp, dịch chuyển trên thanh ray nên việc đóng mở dễ dàng hơn, không khí lưu thông tốt hơn. Mẫu cửa sổ nhà bếp đơn giản này thích hợp với mọi phong cách trang trí nhà bếp, kể cả khi sử dụng vách ngăn phòng khách và bếp nhà ống để tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Cửa sổ bay và cửa sổ vòm.
Một trong những mẫu cửa sổ nhà bếp hiện đại, thích hợp với căn bếp diện tích rộng là cửa sổ bay và cửa sổ vòm. Loại cửa sổ này được thiết kế phần trên là dạng vòng cung thay cho hình chữ nhật truyền thống. Kiểu dáng này không chỉ giúp tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, tạo cảm giác thoáng đãng, rộng rãi hơn mà còn tạo điểm nhấn ấn tượng cho không gian, giúp nâng tầm phong cách nội thất cho tổng thể ngôi nhà và khẳng định gu thẩm mỹ tinh tế của gia chủ.
Cửa sổ vườn.
Mẫu cửa sổ nhà bếp đẹp, sang, giúp khẳng định đẳng cấp gia chủ là kiểu cửa sổ vườn. Lựa chọn mẫu cửa sổ nhà bếp này vừa tạo cảm giác thoáng đãng đặc trưng lại mang giá trị phong thủy to lớn. Không gian nhà bếp với mẫu cửa sổ vườn này luôn tươi mới, thoáng đãng. Nhưng để tạo nên điểm nhấn hoàn hảo nhất với kiểu cửa sổ nhà bếp này bạn nên trang bị thêm rèm cửa mỏng, nhẹ nhé.
4. Phong thủy trong thiết kế bếp có cửa sổ
Thiết kế không gian nhà bếp có cửa sổ không đơn thuần là giúp tận dụng ánh snags tự nhiên, tăng giá trị thẩm mĩ, mang đến không gian sống thoáng đãng mà còn có ý nghĩa phong thủy sâu sắc, mang đến vượng khí, tài lộc, may mắn cho gia chủ.
Trong phong thủy, cửa sổ nhà bếp nên được thiết kế, thi công nội thất có hình chữ nhật để biểu trưng cho sự ổn định và vững chãi. Các ô cửa sổ nên được chia theo quy tắc sinh – lão – bệnh – tử để tượng trưng cho sự sinh sôi, thịnh vượng và phát triển của gia đình. Hướng cửa sổ nhà bếp phải đảm bảo sự thông thoáng, không bị vật khác chắn ngang tầm nhìn.
Trong trường hợp những căn nhà bếp có hai cửa sổ thì chúng không nên đặt đối nhau hoặc của sổ không đối diện với cửa chính. Bởi người ta quan niệm rằng cửa thông nhau sẽ khiến tiền tài vào cửa trước và ra cửa sau, tài khí không tụ lại được ở trong nhà, ảnh hưởng đến tài vận, may mắn của gia chủ và các thành viên khác trong gia đình.
5. Mẹo bảo trì cửa sổ trong bếp
Để cửa sổ nhà bếp luôn đẹp, giàu giá trị thẩm mĩ và tạo điểm nhấn thì trong quá trình sử dụng gia chủ cần lưu ý đến việc bảo trì. Dưới đây là những mẹo bạn nên áp dụng:
- Đóng mở cửa sổ thật nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến bàn lề cũng như các bộ phận khác trên cửa.
- Thường xuyên kiểm tra cửa sổ xem có dấu hiệu xuống cấp hay hư hỏng nào không để có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Cần kiểm tra khu vực giữa tường và khung cửa sổ xem có vết nứt hay không.
- Kiểm tra xem trên cánh cửa có dấu hiệu nước ngưng tụ gây ra ẩm ướt, mốc hay không.
- Nên vệ sinh cửa sổ nhà bếp định kỳ ít nhất là 1-2 lần/ tháng bằng khăn bông mềm, chất tẩy rửa và nước sạch. Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa có tính ăn mòn cao tránh ảnh hưởng đến chất lượng của cửa sổ.
- Kiểm tra hệ thống phụ kiện bao gồm bản lề, kính, ốc vít, gioăng cao su, đệm cao su…và thay thế khi phát hiện hỏng hóc.
Thiết kế mẫu phòng bếp có cửa sổ thoáng đãng luôn là niềm mơ ước của những ai thực sự yêu không gian nhà bếp. Mỗi kiểu dáng của sổ nhà bếp khác nhau sẽ mang đến không gian bếp riêng mang đậm dấu ấn cá nhân của gia chủ. Nội thất XBOX hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp kiến tạo được không gian sống ấn tượng và đầy cảm hứng.