Với những ngôi nhà diện tích không quá lớn thì việc sử dụng vách ngăn phòng khách và bếp nhà ống đang là lựa chọn của nhiều gia chủ khi thiết kế và thi công nhà ở. Bởi thiết kế này vừa tiết kiệm thời gian, không gian lại giúp không gian sống trở nên rộng rãi và thông thoáng. Nếu bạn cũng đang có ý định thiết kế nội thất căn nhà theo hướng này, hãy tham khảo những thông tin được XBOX chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.
1. Vách Ngăn Phòng Khách và Bếp: Giải Pháp Tối Ưu Cho Không Gian Hiện Đại
Vách ngăn phòng khách hay còn gọi là tấm vách dùng để ngăn chia không gian giữa phòng khách với nhà bếp. Chúng thường được làm từ những chất liệu như gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, nhựa, thạch cao, kính cường lực… Đây được xem là giải pháp hoàn hảo để thay thế những bức tường bằng bê tông khô cứng nhắc, không giàu giá trị thẩm mĩ.
Tại sao nên dùng vách ngăn giữa phòng khách và bếp?
Trong xu hướng thiết kế nội thất mới hiện nay, việc sử dụng những vật liệu thông minh để tối ưu hóa và tiết kiệm không gian đang rất “hot”. Trong đó sử dụng vách ngăn phòng khách và nhà bếp là một giải pháp hoàn hảo bởi các lý do sau:
Rút ngắn thời gian thi công: Dùng vách ngăn để ngăn cách phòng khách và nhà bếp là giải pháp giúp rút ngắn thời gian thi công. Bạn sẽ không phải mất thời gian xây tường, trát vữa, quét sơn nữa. Thay vào đó là bố trí những tấm vách ngăn đã được gia công sẵn vào những vị trí thích hợp.
Tăng giá trị thẩm mỹ: Vách ngăn phòng khách với nhà bếp nhà ống hiện nay được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như thạch cao, gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, kính cường lực cắt tiện CNC… có thêm hoa văn, họa tiết độc đáo cho nên giá trị thẩm mĩ rất cao. Nó thích hợp với mọi phong cách trang trí nội thất từ cổ điển đến hiện đại.
Tiết kiệm chi phí: Trên thực tế thi công cho thấy chi phí thi công vách ngăn phòng khách và bếp nhà ống không cao như thi công xây tường. Bởi sản phẩm này đã được định hình và sản xuất sẵn, khi cần thi công chỉ cần đặt vào vị trí và cắt chỉnh theo diện tích nên không tốn quá nhiều nhân công.
Dễ dàng thay đổi khi cần thiết: Dùng vách ngăn để phân chia không gian phòng khách với nhà bếp sẽ giúp cho việc thay đổi thiết kế nội thất nhà dễ dàng hơn mà không ảnh hưởng đến kết cấu chung. Bạn không phải mất thời gian đập tường và xây lại. Đối với tấm vách ngăn bạn chỉ cần tháo chúng ra và thay tấm khác.
Tuổi thọ cao: Vách ngăn phòng khách và bếp nhà ống có tuổi thọ khá cao. Đặc biệt những tấm vách ngăn được làm gỗ công nghiệp có độ bền lên đến 15 năm. Còn những chất liệu khác như gỗ công nghiệp thì có thể sử dụng trọn đời mà không hỏng hóc. Ngoài ra, nếu chọn những đơn vị thi công uy tín thì bạn còn được hưởng chế độ bảo hành nữa.
2. Các Loại Vật Liệu Phổ Biến Cho Vách Ngăn
Vách ngăn phòng khách và bếp nhà ống hiện nay trên thị trường được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Trong đó có một số vật liệu chính phải kể đến như:
2.1. Vách ngăn bằng gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp
Vách ngăn phòng khách và nhà bếp bằng gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp đang được ưu tiên sử dụng bởi những ưu điểm như giá thành hợp lý, tuổi thọ cao. Chúng không bị cong vênh mối mọt do tác động từ môi trường bởi trước khi làm thành vách ngăn, nguyên liệu đã trải qua quy trình xử lý khắt khe.
Bên cạnh đó, vách ngăn bằng gỗ cũng được, chạm khắc những họa tiết tinh tế, sang trọng để tạo giá trị thẩm mỹ mang đến cho không gian vẻ đẹp tinh tế cũng như sang trọng. Trong đó vách ngăn bằng gỗ tự nhiên thường được làm từ gỗ sồi, gỗ Pơ mu, gỗ óc chó, gỗ xoan đào… Tùy vào nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế mà khách hàng lựa chọn chất liệu gỗ để làm vách ngăn cho phù hợp nhé.
2.2. Vách ngăn bằng nhựa PVC
Vách ngăn phòng khách bằng nhựa PVC cũng là lựa chọn của đông đảo khách hàng hiện nay. Ưu điểm của vách ngăn này là đa dạng mẫu mã, chất liệu nhẹ, độ bền bỉ, dẻo dai cao và phù hợp với mọi không gian bài trí. Ngoài tính năng tạo điểm nhấn cho không gian, vách ngăn bằng nhựa PVC còn có khả năng chống lại tia UV, chống tĩnh điện, hạn chế khả năng bám bụi, dễ vệ sinh khi sử dụng.
2.3. Vách ngăn bằng kính cường lực
Vách ngăn phòng khách và nhà bếp bằng kính cường lực cũng là lựa chọn phổ biến của nhiều gia đình hiện đại ngày nay. Ưu điểm của vách ngăn này là có thể tận dụng được tối đa nguồn ánh sáng từ tự nhiên, độ bền cao, an toàn khi sử dụng, cách âm, cách nhiệt khá tốt và dễ dàng vệ sinh.
Nhưng lựa chọn vách ngăn chất liệu này bạn cũng cần lưu ý rằng nó chỉ phù hợp với những ai không yêu cầu quá cao về không gian riêng tư. Đồng thời kính cường lực cũng khiến cho quá trình tản nhiệt bị hạn chế, tăng điện năng sử dụng của máy điều hòa không khí.
2.4. Vách ngăn bằng thạch cao
Thạch cao là một trong những chất liệu quen thuộc trong xây dựng nhà ở. Nó không chỉ được dùng để làm trần nhà mà còn chế tạo vách ngăn phòng. Lựa chọn vách ngăn phòng khách và bếp nhà ống bằng thạch cao mang nhiều ưu điểm như khả năng cách âm chống ồn tốt, cách nhiệt, chống nóng, chống bắt lửa rất hiệu quả. Hơn nữa giá thành của vách ngăn bằng thạch cao cũng rất vừa với túi tiền.
3. Tiêu Chí Lựa Chọn Vách Ngăn Phù Hợp
Chọn vách ngăn phù hợp giữa phòng khách và bếp nhà ống phù hợp không phải là điều đơn giản. Nó sẽ liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau để đảm bảo sự hài hòa và tiện nghi cho không gian sống.
3.1. Phong cách thiết kế nội thất
Yêu cầu đầu tiên khi thiết kế vách ngăn phòng khách và bếp nhà ống là nó phải hài hòa với phong cách thiết kế của tổng thể ngôi nhà. Sự xuất hiện của vách ngăn phải làm tăng thêm giá trị thẩm mĩ và nâng tầm không gian sống. Bạn cần chọn vách ngăn có màu sắc, họa tiết, cách phối màu, kiểu dáng, vật liệu tương thích với tổng thể căn phòng. Đồng thời nó cũng phải thể hiện được tính ứng dụng cao trong không gian bài trí.
3.2. Diện tích và bố cục không gian
Lựa chọn vách ngăn phòng khách và bếp nhà ống có kích thước phù hợp với diện tích và bố cục sắp xếp khi thi công nội thất cũng là một trong những tiêu chí bắt buộc gia chủ phải lưu ý. Bởi nó không chỉ giúp kiến tạo nên một không gian hoàn mỹ mà còn góp phần thể hiện được gu thẩm mĩ của gia chủ.
Những để lựa chọn được kích thước của vách ngăn phòng khách phù hợp thì trước khi mua bạn cần đo đạc kỹ lưỡng và nắm rõ các thông số liên quan đến phòng khách, phòng bếp để đảm bảo sự cân đối và hài hòa nhất cho không gian.
3.3. Ngân sách và chi phí thi công
Ngân sách và chi phí thi công vách ngăn phòng khách với nhà bếp nhà ống cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chất liệu, hoa văn và đơn vị thi công. Dựa trên điều kiện kinh tế của mình mà gia chủ có sự chọn phù hợp nhất.
4. Hướng Dẫn Thi Công và Lắp Đặt Vách Ngăn
4.1. Quy trình thi công lắp đặt vách ngăn phòng khách và nhà bếp nhà ống
Bước 1: Đo đạc, xác định chính xác vị trí cần thi công
Khách hàng đo đạc, xác định chính xác vị trí cần thi công để lựa chọn kích thước vách ngăn phù hợp. Sau đó đơn vị thi công sẽ làm nhiệm vụ đo đạc lại, đánh dấu chính xác vị trí cần lắp đặt trên sàn.
Bước 2: Lắp đặt khung sườn dựa trên các điểm đánh dấu
Kỹ thuật viên lắp đặt sẽ làm nhiệm vụ lắp đặt khung sườn theo đúng trên bản thiết kế. Khung sườn gồm có các thanh đứng, thanh chữ U và thanh ngang. Sau đó cố định chặt bằng cách bắt vít.
Bước 3: Lắp ghép các tấm nhỏ vào trong khung vách ngăn
Các vách ngăn nhỏ được đặt theo phương thẳng đứng vào bên trong các thanh khung hình chữ U. Sau đó ghép nối các tấm đó vào với nhau thông qua các khớp nối. Sau khi đã khớp các tấm vách thì chúng sẽ được bắn vít để cố định từng vị trí. Khi bắt vít các ngàm nối bạn cần chú ý làm từ từ để không làm ảnh hưởng đến chất lượng và thẩm mĩ của tấm vách.
Trong trường hợp công trình cần phải lắp cửa thì nhân viên lắp đặt cũng cần chú ý vị trí cửa để đặt đúng các tấm ghép. Và tuyệt đối không sử dụng lực ép quá mạnh tránh cho các tấm ghép bị biến dạng.
Bước 4: Kiểm tra, gia cố vách ngăn
Sau khi bắt vít ở các khớp ngàm, nhân viên lắp đặt sẽ tiến hành kiểm tra và gia cố lại những khoảng trống trên vách ngăn. Trong trường hợp này nếu có khoảng cách tại vị trí của các góc thì sec cần cần sử dụng thêm phụ kiện nhôm kính để tạo độ khít, tăng sự cứng cáp cho công trình.
Bước 5: Hoàn thành quá trình lắp ráp
Kết thúc quá trình lắp ráp công nhẫn sẽ kiểm tra lại tổng thể các vị trí vừa thi công, lắp đặt. Dùng khăn mềm để lau sạch keo thừa, bụi bẩn hay vân tay còn bám lại trên vách ngăn. Sau đó nghiệm thu công trình một lần nữa và ban giao cho khách hàng.
4.2. Lưu ý khi lắp đặt để đảm bảo an toàn và thẩm mỹ
Trong quá trình lắp đặt vách ngăn, để đảm bảo an toàn và thẩm mỹ cần chú ý những vấn đề dưới đây:
- Đo đạc, xác định chính xác kích thước không gian cần lắp đặt vách ngăn gồm chiều rộng, chiều dài, chiều cao…
- Lưu ý đánh dấu những điểm cần lưu ý để khiến cho việc lắp đặt diễn ra suôn sẻ, không gặp sự cố, phải tháo ra lắp vào nhiều lần.
- Khi lắp đặt vách ngăn phòng khách với nhà bếp nhà phố, không nên đặt quá gần cửa hoặc khu vực bếp nấu để đảm bảo an toàn cho người dùng và tuổi thọ cho vách ngăn.
- Trong quá trình lắp đặt, nếu cảm thấy giữa các tấm vách và khớp ngàm có khoảng trống, bạn có thể sử dụng keo silicon hoặc vật liệu nhôm kính để lấp đầy khoảng trống và không làm mất đi tính thẩm mĩ.
- Lắp đặt các tấm ghép vách ngăn theo ray trên và ray dưới ở chân vách theo hướng từ bên ngoài vào bên trong
- Cần phải cố định chắc chắn các tấm vách bằng vít. Đặc biệt, những góc tiếp giáp với tường thì cần cố định chắc chắn bằng các thanh chữ V.
5. Bảo Dưỡng và Vệ Sinh Vách Ngăn Đúng Cách
Việc vệ sinh và bảo dưỡng vách ngăn đúng cách là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ và giá trị thẩm mĩ của vách ngăn phòng khách và mẫu nhà bếp nhỏ đẹp đơn giản.
5.1. Phương pháp vệ sinh theo từng loại vật liệu
Mỗi loại vật liệu để làm vách ngăn phòng khách lại có những phương pháp vệ sinh riêng biệt.
Vách ngăn gỗ tự nhiên: Vách ngăn bằng gỗ tự nhiên đã trải qua quá trình xử lý nghiêm ngặt nên có khả năng chống thấm nước rất tốt. Vì vậy, khi vệ sinh bạn cũng không cần quá lo lắng. Bạn chỉ cần pha chút nước tẩy rửa vào nước ấm sau đó dùng khăn bông mềm lau nhẹ là sẽ lấy đi những vết bẩn bám trên vách ngăn. Sau đó bạn lau khô lại bằng nước ấm và vải khô để đảm bảo gỗ không bị ẩm mốc và mất màu.
Vệ sinh vách ngăn bằng kính cường lực: Bạn có thể dùng nước sạch với khăn bông mềm để lau khô tránh bị xước kính. Cũng có thể dùng nước vệ sinh kính để lau chùi vách kính, đảm bảo kính luôn sạch sẽ, không bị bám bụi, bám vân tay.
Vách ngăn nhựa PVC: Nhựa PVC có ưu điểm laf chống thấm nước. Vì vậy khi vệ sinh bạn chỉ cần pha nước tẩy rửa vào nước ấm, nhúng khăn bông mềm, vắt khô là lau nhẹ nhàng theo chiều từ trên xuống dưới. Những khu vực bám nhiều bụi bẩn thì cần phải lau kỹ hơn. Sau khi đã lau sạch, bạn cần lau khô lại bằng khăn bông mềm, khô.
Vệ sinh vách ngăn phòng khách và bếp nhà ống bằng thạch cao: Thạch cao có khả năng chống nước kém vì vậy khi vệ sinh vách ngăn nhà bếp bằng thạch cao hãy hạn chế độ ẩm ở mức tối đa nhất. Bạn bên dùng khăn ẩm và chút bột mì để làm sạch những vết bẩn cứng đầu. Sau đó dùng khăn khô để làm sạch những bụi bẩn còn sót lại. Không dùng khăn quá ướt để vệ sinh, tránh làm bề mặt vách bị loang lổ, ẩm hoặc vỡ. Không dùng hóa chất tẩy rửa mạnh để tránh làm bay màu sơn.
5.2. Cách bảo quản để kéo dài tuổi thọ vách ngăn
Để vách ngăn phòng khách có độ bền tối đa thì việc bảo quản, bảo dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Bạn có thể áp dụng những cách bảo quản dưới đây:
- Khu vực lắp đặt vách ngăn cần đảm bảo khô ráo, độ ẩm không khí thấp nhất, để tránh vách ngăn bị biến dạng, phồng rộp, ẩm mốc, mối mọt.
- Không đặt vách ngăn tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, tránh hiện tượng cong vênh. Nếu vẫn không thể tránh được ánh sáng chiếu trực tiếp vào vách ngăn, bạn có thể sử dụng rèm cửa nhé.
- Không để vách ngăn tiếp xúc với nhiệt độ cao cũng tránh để sản phẩm bị biến dạng, bề mặt vách ngăn phồng rộp.
- Hạn chế để vách ngăn tiếp xúc với vật làm bằng kim loại, sắc nhọn để tránh tình trạng trầy xước, làm mất giá trị thẩm mỹ.
- Tránh những hành động xô đẩy mạnh khiến vách ngăn bị lệch, bị đổ hoặc biến dạng.
- Vệ sinh vách ngăn thường xuyên để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, chất ô nhiễm báo lâu ngày trên vách
- Khi vệ sinh vách ngăn phòng khách cũng tránh không sử dụng những chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh. Bởi chúng có thể làm ảnh hưởng đến bề mặt của vách, ăn mòn thậm chí làm mờ kính vách.
- Nên chọn những sản phẩm chăm sóc, vệ sinh vách kính hù hợp với từng chất liệu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân, gia đình mà vẫn đảm bảo giá trị thẩm mĩ, độ bền của sản phẩm.
- Sử dụng bộ lau chùi vách ngăn mềm mại như bông bọt biển hoặc khăn bông mền để tránh làm trầy xước vách ngăn.
- Dùng khăn khô để lau lại vách ngăn sau khi đã vệ sinh sạch sẽ.
- Kiểm tra sản phẩm định kỳ để phát hiện và khắc phục những sự cố liên quan đến hỏng hóc, móp méo.
Vách ngăn phòng khách và nhà bếp là lựa chọn thông minh dành cho những căn nhà diện tích không quá lớn. Hy vọng những thông tin liên quan đến vách ngăn phòng khách và bếp nhà ống được Nội thất XBOX chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn có được ý tưởng thiết kế nội thất nhà phù hợp nhất. Nếu khách hàng cần tìm đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế thi công nội thất trọn gói, hãy liên hệ XBOX để được hỗ trợ.