Ms. Lê Quỳnh
Mr. Hải Linh

Tổng hợp các mẫu nhà bếp nhỏ đơn giản hiện đại và thông minh

Thiết kế và bài trí nhà bếp nhỏ làm sao để vừa đảm bảo các yêu cầu cơ bản lại vừa tạo ấn tượng cũng như giá trị thẩm mĩ là điều hầu hết các gia chủ đều quan tâm. Trong bài viết dưới đây Nội thất XBOX sẽ gợi ý đến quý bạn đọc một số mẫu nhà bếp nhỏ đơn giản, hiện đại cùng những kinh nghiệm lựa chọn và bài trí nội thất hữu ích nhé.

1. Hiểu Về Các Yếu Tố Cơ Bản Khi Thiết Kế Nhà Bếp Nhỏ

Kích thước tối thiểu cho nhà bếp nhỏ

Mẫu nhà bếp nhỏ đơn giản, hiện đại đang được nhiều người yêu thích
Mẫu nhà bếp nhỏ đơn giản, hiện đại đang được nhiều người yêu thích

Không có một con số nào thể hiện được chính xác diện tích của căn phòng bếp. Kích thước này trên thực tế sẽ phụ thuộc vào diện tích tổng thể của cả ngôi nhà, không gian sống cũng như số lượng thành viên trong gia đình. 

Dựa trên các nguyên tắc tính toán trong thiết kế nội thất, một căn bếp tiêu chuẩn phải có diện tích tối thiểu là 12m2. Nếu thiết kế nhà bếp dành cho những gia đình chỉ có khoảng 2 – 3 người thì diện tích này sẽ là 15 – 20m2. Nhưng trên thực tế, con số này sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu lưu trữ và công năng sử dụng.

Các yếu tố chính cần lưu ý khi bố trí nhà bếp nhỏ

Để có được không gian nhà bếp nhỏ vừa khoa học vừa tiện nghi thì trong quá trình bài trí và thiết kế, gia chủ cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Khả năng lưu trữ: Với những không gian nhà bếp vừa và nhỏ thì bạn nên tối ưu khả năng lưu trữ bằng tủ âm tường hoặc các giá treo, móc treo đồ. Những thiết bị này vừa giúp bạn có được chỗ cất giữ đồ đạc khoa học lại tiết kiệm tối đa không gian.
  • Đảm bảo sự tiện lợi: Tiện lợi là cũng là một trong những vấn đề cần lưu tâm khi bài trí không gian nhà bếp hạn chế. Bạn cần thiết kế nội thất khoa học và hợp lý để khi nấu nướng không phải mất thời gian tìm tòi, tìm kiếm.
  • Đa tính năng: Thiết kế bài trí nội thất nhà bếp nhỏ không chỉ đảm bảo giá trị thẩm mĩ mà còn phải mang đến cho người dùng những trải nghiệm ấn tượng. Những món đồ nội thất đa tính năng vừa giúp tối ưu không gian nhưng vẫn đảm bảo giúp cho việc nấu nướng trở nên tiện lợi hơn.

Xem thêm: 50+ Mẫu vách ngăn phòng khách và bếp nhà ống đẹp 2024

2. Các Phong Cách Phổ Biến Cho Nhà Bếp Nhỏ

Trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất hiện nay có rất nhiều phong cách thiết kế. Nếu bạn vẫn chưa tìm được phong cách phù hợp cho căn bếp nhỏ của mình thì đừng bỏ qua những gợi ý dưới đây:

Phong cách Hiện Đại và Tối Giản

Thiết kế căn bếp nhỏ phong cách hiện đại
Thiết kế căn bếp nhỏ phong cách hiện đại

Phong cách hiện đại và tối giản giúp tối ưu hóa không gian cho nhà bếp nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp của sự sang trọng và gần gũi. Phong cách này tập trung chủ yếu vào công năng, tối giản những chi tiết rườm rà để mang đến một không gian nhà bếp thoáng đãng, tiện nghi, phù hợp với những người trẻ tuổi.

Bố trí nhà bếp nhỏ theo phong cách này thường ưu tiên sử dụng sản phẩm nội thất được làm từ đá công nghiệp, đá nhân tạo hoặc kính cường lực để tạo nên không gian hiện đại, sang trọng lại dễ vệ sinh. Màu sắc chủ đạo được sử dụng là màu đen và trắng kết hợp. Những thiết bị gia dụng thông minh cần có trong căn bếp nhỏ hiện đại này phải kể đến như lò vi sóng âm tường, hút mùi âm tủ, bếp từ âm bàn…

Phong cách Rustic và Truyền Thống

Thiết kế nhà bếp nhỏ phong cách truyền thống với tone màu nâu chủ đạo
Thiết kế nhà bếp nhỏ phong cách truyền thống với tone màu nâu chủ đạo

Nếu bạn yêu thích sự khác biệt thì hãy chọn phong cách Rustic và truyền thống để thiết kế và bài trí cho không gian căn bếp nhỏ. Phong cách thiết kế này giúp làm tăng thêm sự linh hoạt cho không gian. 

Những vật liệu được ưu tiên sử dụng trong không gian căn bếp này thường thấy như gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp kết hợp với đá tự nhiên tone màu trầm để tạo nên không gian vừa ấm áp, vừa gần gũi, mang đến cảm giác thoải mái và dễ chịu mỗi khi nấu ăn.

Trong phong cách Rustic, ánh sáng cũng là yếu tố đóng vai trò quan trọng. Bạn nên tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên cho phòng bếp nhỏ nhờ vào việc thiết kế cửa sổ lớn bằng kính. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng có màu vàng để tăng thêm cảm giác ấm cúng cho không gian.

Phong cách Bắc Âu và Japandi

Thiết kế nhà bếp phong cách BẮc Âu tinh tế
Thiết kế nhà bếp phong cách BẮc Âu tinh tế

Thiết kế nhà bếp nhỏ phong cách Bắc Âu và Japandi cũng là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích sự đơn giản, tinh tế nhưng vẫn có những điểm nhấn độc đáo và tập trung nhiều vào chức năng nội thất. 

Màu sắc chủ đạo dùng trong nhà bếp phong cách này là màu trắng, trắng nhạt, xám kết hợp với màu xanh lam, xanh lá để tạo nên bức tranh tương phản và bắt mắt ngay trong căn bếp nhỏ xinh… Vật liệu được sử dụng thường là gỗ, đá tự nhiên…với các đường vân rõ nét trên từng thớ gỗ.

Ánh sáng cũng là yếu tố làm nên sự hoàn hảo cho không gian bếp nhỏ phong cách Bắc Âu. Phòng bếp có cửa sổ bằng kính sẽ làm nhiệm vụ tận dụng tối đa ánh sáng và gió từ tự nhiên để mang đến bầu không khí trong lành. Nếu không thể thiết kế được sửa sổ thì ánh sáng nhân tạo từ đèn cũng sẽ mang đến cho bạn không gian ấm cúng.

Phong cách Công Nghiệp và Đương Đại

Thiết kế nhà bếp nhỏ phong cách công nghiệp khỏe khoắn
Thiết kế nhà bếp nhỏ phong cách công nghiệp khỏe khoắn

Thiết kế nhà bếp phong cách công nghiệp và đương đại mang đậm chất châu Âu, đang được các bạn trẻ yêu thích hiện nay. Phong cách này đã loại bỏ hết những chi tiết rườm rà, chỉ để lại những yếu tố đặc biệt cần thiết cho các hoạt động nấu nướng.

Đặc trưng nổi bật của việc thiết kế nhà bếp phong cách công nghiệp chính là không gian được mở rộng, thoáng đãng với những khung cửa sổ lớn bằng kính để tận dụng tối đa nắng và gió tự nhiên và trần nhà cao, thoáng. Trong trường hợp diện tích bếp quá nhỏ thì hãy tạo không gian mở giữa nhà bếp với phòng khách nhé.

Thiết kế phòng bếp nhỏ phong cách công nghiệp ưu tiên sử dụng các tone màu tối như đen, xám, màu gỗ để mang đến sự độc đáo cũng như thể hiện được cá tính của gia chủ. Nội thất sử dụng trong căn bếp có thiết kế đơn giản, không có những chi tiết uốn lượn, dễ dàng vệ sinh. Sàn nhà bếp được lát bằng gỗ hoặc bê tông – đây là những chất liệu đơn giản, thô sơ và tự nhiên.

3. Lựa Chọn Bố Cục Phù Hợp Cho Không Gian Bếp Nhỏ

Những căn bếp có diện tích nhỏ thì việc lựa chọn bố cục phù hợp là điều rất quan trọng. Bởi bố cục ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mĩ cũng như sự tiện lợi khi sử dụng.

Bố Cục Thẳng / Bếp Một Bức Tường

Bài trí không gian nhà bếp nhỏ theo bố cục thẳng
Bài trí không gian nhà bếp nhỏ theo bố cục thẳng

Bố cục bếp thẳng thường được sử dụng trong các căn hộ hoặc ngôi nhà có diện tích bị hạn chế. Với cách bố cục này thì các thiết bị trong bếp như bếp nấu, bồ rửa, tủ lạnh tất cả dọc theo bức tường để tạo ra không gian rộng rãi và tiết kiệm tối ưu diện tích. Bạn có thể tận dụng tường để lắp tủ bếp khi thi công nội thất. Trong đó mẫu tủ bếp kịch trần thường được sử dụng để tận dụng tối đa không gian. Với bố cục căn bếp này sẽ phù hợp với những món đồ có tone màu nhẹ nhàng.

Bố Cục Chữ L

Không gian nhà bếp nhỏ được bố trí theo hình chữ L
Không gian nhà bếp nhỏ được bố trí theo hình chữ L

Thiết kế bếp chữ L đang rất phổ biến hiện nay. Nó đặc biệt phù hợp với những căn bếp có không gian nhỏ và vừa. Với bố cục bếp này sẽ gồm 2 bức tường nối với nhau thành hình chữ L. Khi bố trí đồ nội thất gia chủ nên tận dụng tối đa không gian góc để tạo ra khu vực nấu nướng thuận tiện, không phải đi lại quá nhiều. 

Bố cục nhà bếp hình chữ L này giúp tách biệt hẳn khu vực bếp nấu với khu vực bồn rửa mang đến cảm giác thoải mái cho người dùng. Khi lắp tủ bếp bên trên sẽ lắp kèm cả tủ bếp bên dưới để tăng không gian lưu trữ đồ đạc, giúp căn bếp luôn gọn gàng, ngăn nắp.

Bố Cục Chữ U

Bố cục không gian bếp nhỏ theo hình chữ U sang trọng
Bố cục không gian bếp nhỏ theo hình chữ U sang trọng

Bố cục bếp hình chữ U là lựa chọn không thể hợp lý hơn dành cho những không gian nhà bếp có diện tích nhỏ hẹp. Cách bố trí này sẽ gồm 3 mặt bàn bếp được nối liền với nhau để tạo thành hình chữ nhật mở. Vơi cách bố trí này sẽ giúp bạn tận dụng được tối đa không gian sử dụng và lưu trữ. Bên cạnh đó bạn có thể biển căn bếp của mình thành một quầy bar thu nhỏ, là nơi để các thành viên trong gia đình quây quần hoặc tiếp đón những vị khách dễ thương.

4. Giải Pháp Lưu Trữ Thông Minh Cho Nhà Bếp Nhỏ

Những căn nhà bếp nhỏ muốn tăng khả năng lưu trữ thì phải làm như thế nào là vấn đề được nhiều gia chủ quan tâm. Dưới đây là gợi ý một số giải pháp thông minh bạn có thể tham khảo và áp dụng:

Sử Dụng Nội Thất Thông Minh và Đa Chức Năng 

Sử dụng bàn ăn gấp gọn để tối ưu hóa không gian nhà bếp
Sử dụng bàn ăn gấp gọn để tối ưu hóa không gian nhà bếp

Với những căn nhà bếp diện tích không quá lớn thì việc sử dụng những món đồ nội thất đa năng là lựa chọn không thể hoàn hảo hơn. Thay vì sử dụng những món đồ cồng kềnh, tốn nhiều diện tích thì bạn nên chọn những thiết kế thông minh như bàn ăn gấp gọn, thùng rác âm tủ, kệ gia vị tích hợp với kệ để dao thớt…để tối ưu diện tích nhé.

Sử Dụng Không Gian Đứng: Kệ Treo, Kệ Tường và Móc Treo

Tận dụng tối đa không gian đứng trên tường để làm nơi cất trữ đồ đạc cũng là giải pháp thông minh cho những căn phòng bếp nhỏ. Bạn có thể sử dụng kệ treo tường, móc treo để tăng  thêm sự tiện lợi khi cất giữ đồ đạc và dễ dàng tiếp cận khi nấu nướng như lọ đựng gia vị, đồ dùng nhà bếp nhỏ… thay cho tủ bếp truyền thống

Tận Dụng Góc Chết Trong Không Gian Bếp

Tận dụng tối đa các góc chết trong không gian bếp bằng ách sử dụng những chiếc kệ góc L cũng sẽ giúp bạn tăng được không gian lưu trữ đồ đạc nhà bếp mà vẫn tối ưu hóa được diện tích căn bếp, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng.

5. Màu Sắc và Ánh Sáng Trong Nhà Bếp Nhỏ

Màu sắc và ánh sáng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc tính thẩm mxi cũng như tiện dụng của những căn nhà bếp diện tích nhỏ.

Tông Màu Sáng Cho Cảm Giác Rộng Rãi

Căn bếp sử dụng tone màu sáng thanh lịch
Căn bếp sử dụng tone màu sáng thanh lịch

Nguyên tắc khi lựa chọn màu sắc cho không gian nhỏ, hẹp đó là lựa chọn sử dụng tone màu sáng. Bởi màu sáng sẽ khiến chúng như bị đánh lừa thị giác khiến không gian như được mở rộng hơn. Màu sơn chủ đạo cũng như màu sắc của các thiết bị nội thất nhà bếp nên chọn màu trắng, vàng, vàng kem, be, xanh bạc hà…

Tông Màu Tối Để Tạo Nét Sang Trọng

Bố trí nhà bếp nhỏ hẹp sử dụng gam màu tối giúp mang đến cho chúng ta cảm giác sang trọng, ấm cúng và tinh tế. Những gam màu tối thường được sử dụng như xám đậm, đen, tím, xanh đậm kết hợp với gam màu trắng hoặc màu trung tính để tạo điểm nhấn ấn tượng, mang đến không gian đầy quyến rũ. 

  • Mặt bàn bếp hoặc mặt bàn ăn bạn nên chọn đá cẩm thạch màu trắng để làm nổi bật không gian.
  • Sàn nhà bếp nên sử dụng gam màu sáng hoặc màu trung tính như trắng, kem, xám để tạo cảm giác thoáng đãng cho căn bếp.
  • Trên tường bếp có thể ốp gạch, sơn tường màu xám, đen hoặc sử dụng các loại vật liệu như đá, kính để tạo điểm nhấn.
  • Bộ bàn ghế ăn cũng nên có thiết kế đơn giản và màu sắc phù hợp với không gian căn bếp với tone màu tối là chủ đạo.

Lựa Chọn Ánh Sáng Cho Cảm Giác Rộng Mở và Thoải Mái

Ánh sáng đủ sẽ khiến không gian căn bếp như được mở rộng hơn
Ánh sáng đủ sẽ khiến không gian căn bếp như được mở rộng hơn

Trong những căn bếp nhỏ hẹp thì việc sử dụng ánh sáng hợp lý sẽ giúp tạo cảm giác rộng mở và thoải mái cho người dùng.

  • Bạn nên tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên bằng cách thiết kế hệ thống cửa sổ lớn bằng kính. Nên sử dụng rèm cửa bằng voan hoặc lụa mỏng để tăng  thêm sự mềm mại, thanh lịch cho căn bếp.
  • Nên sử dụng đèn chùm có kích thước phù hợp với không gian để cung cấp ánh sáng cho toàn bộ căn bếp. Màu sắc của đèn nên là màu trung tính như vàng nhạt hoặc trắng ấm để tạo cảm giác ấm cúng.
  • Ở khu vực nấu nướng nên lắp đặt bóng đèn LED để thuận tiện quan sát khi nấu ăn.
  • Khu vực bàn ăn nên sử dụng đèn treo thả hoặc đen Spotlight.

6. Mẹo Thiết Kế Tối Ưu Cho Không Gian Bếp Nhỏ

Để tối ưu được diện tích cho nhà bếp nhỏ bạn nên lưu ý những mẹo được XBOX chia sẻ dưới đây:

  • Tận dụng tối đa các góc: Những căn bếp nhỏ thì từng cm2 đều rất cần thiết, bạn hãy tận dụng tối đa các góc để làm nơi cất giữ đồ đạc nhé. Bạn có thể sử dụng kệ hiện đại, tủ góc để làm nơi cất giữ đồ dùng nhà bếp. Thậm chí một số người còn tận dụng góc để lắp đặt bồn rửa hoặc đặt các thiết bị nhà bếp. Với cách này, không gian nhà bếp của bạn luôn rộng rãi mà việc sử dụng cũng rất tiện lợi và khoa học.
  • Tận dụng tối đa không gian tường: Bạn nên tận dụng tối đa không gian tường để làm nơi cất giữ đồ dùng nhà bếp bằng cách sử dụng kệ treo tường, móc hoặc giá treo đa năng.
Ánh sáng đủ sẽ khiến không gian căn bếp như được mở rộng hơn
Ánh sáng đủ sẽ khiến không gian căn bếp như được mở rộng hơn
  • Sử dụng thiết bị nội thất thông minh: Những căn bếp nhỏ không thích hợp để bạn bày biện quá nhiều mó đồ gia dụng. Thay vào đó bạn hãy tìm kiếm và lựa chọn những sản phẩm thông minh để tối ưu không gian mà vẫn đáp ứng tối đa công năng sử dụng. Đó có thể là lò vi sóng kết hợp nướng, máy xay sinh tố đa năng, bàn ăn gấp gọn…
  • Sử dụng màu sắc tươi sáng: Màu sắc không chỉ có tác dụng trang trí mà nó còn được xem là ảo thuật của không gian. Những căn bếp diện tích vừa và nhỏ thì những tone màu sáng như trắng, kem, vàng sẽ khiến cho không gian như được thoáng đãng hơn, bạn không có cảm giác tù túng, chật chội.
  • Bố trí đèn và ánh sáng phù hợp: Nên tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên kết hợp khéo léo với đèn trần, đèn treo để tạo điểm nhấn đặc biệt cho không gian nhà bếp.

7. Phụ Kiện và Trang Trí Cho Nhà Bếp Nhỏ

Để cho không gian nhà bếp nhỏ trở nên sinh động hơn thì không thể thiếu các phụ kiện trang trí.

  • Cây xanh: Cây xanh không chỉ làm cho nhà bếp trở nên sinh động hơn mà còn mang đến bầu không khí trong lành, mang lại cảm giác thư giãn. Bạn có thể chọn những chậu cây nhỏ để bàn hoặc cây to để ở góc nhà bếp để mang đến sự tươi mới cho không gian.
Cây xanh giúp không gian nhà bếp thêm sinh động hơn
Cây xanh giúp không gian nhà bếp thêm sinh động hơn
  • Kệ trang trí: Kệ trang trí không chỉ là nơi để bạn cất giữ đồ dùng nhà bếp mà còn làm nhiệm vụ tạo nên vẻ đẹp tổng thể cho không gian nhà bếp. Bạn có thể sử dụng kệ góc tường, kệ treo tường… tùy thuộc vào khu vực bạn muốn bài trí nhé.
  • Sử dụng đèn led âm trần, đèn thả: Ánh sáng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong không gian nhà bếp. Những chiếc đèn led âm trần sẽ tỏa ra ánh sáng đồng đều, chiếu sáng toàn bộ không gian bếp. Còn đèn thả sẽ tạo điểm nhấn và làm nổi bật một số không gian nhỏ trong nhà bếp như khu vực bàn ăn, đảo bếp…
  • Điểm nhấn màu sắc: Tạo điểm nhấn màu sắc là một trong những cách đơn giản để làm nổi bật không gian nhà bếp chật hẹp. Bạn nên chọn hai màu chủ đạo đối lập nhau để khiến cho căn bếp trở nên sinh động và hiện đại.

8. Những Sai Lầm Thường Gặp Khi Thiết Kế Nhà Bếp Nhỏ

Những sai lầm trong thiết kế nhà bếp nhỏ là những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mĩ, phong thủy và lý do gây ra những bất cập trong quá trình sử dụng. Một số sai lầm thường gặp như:

  • Bố trí tam giác bếp thiếu cân đối: Tam giác bếp là khu vực của bồn rửa, bếp nấu và tủ lạnh. Đây là khu vực được sử dụng nhiều nhất trong quá trình nấu nướng. Nếu bố trí khu vực này không hợp lý như quá gần hoặc quá xa nhau sẽ thiếu an toàn và không thuận tiện cho người sử dụng.
  • Không đảm bảo ánh sáng: Ánh sáng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nó mang đến cảm giác ấm cúng cho nhà bếp và đảm bảo an toàn khi nấu nướng, dọn dẹp. Nhưng sai lầm thường gặp nhất khi bố trí ánh sáng nhà bếp hiện nay là chỉ sử dụng 1 nguồn sáng, một loại ánh sáng duy nhất cho nhà bếp.
  • Bố trí ổ điện thiếu khoa học: Bố trí ổ điện trong nhà bếp không khoa học sẽ không thuận tiện và an toàn cho người dùng khi nấu nướng. Một số vị trí thiếu an toàn khi bố trí ổ điện đó là ổ điện đặt quá cao, quá thấp, quá xa các thiết bị điện, gần nguồn nước…
  • Kích thước tủ bếp không phù hợp: Tủ bếp diện tích quá nhỏ hoặc quá lớn đều là những sai lầm nghiêm trọng khi thiết kế không gian nhà bếp nhỏ. Bởi tủ bếp nhỏ thì không đủ không gian lưu trữ đồ đạc. Còn tủ bếp quá lớn lại khiến không gian thêm chật chội, lãng phí diện tích.
  • Vật liệu thi công không thích hợp: Sai lầm khi chọn vật liệu thi công nhà bếp nhỏ là chọn vật liệu dễ cháy, không bền, không có khả năng chống nước, dễ phai màu và khó vệ sinh. Chúng là yếu tố làm cho giá trị thẩm mĩ của căn bếp bị giảm đi đáng kể.
  • Kích thước bộ bàn ghế ăn không phù hợp: Nếu như căn bếp nhà bạn diện tích nhỏ mà bạn chọn bộ bàn ghế ăn kích thước lớn sẽ khiến không gian như bị thu hẹp lại, trở nên chật chội, mọi hoạt động nấu nướng trở nên vướng víu hơn. Hãy chọn những mẫu bàn ăn có kích thước phù hợp, linh động, đa chức năng nhé.
  • Chọn màu sắc không phù hợp: Lựa chọn màu sắc chủ đạo cho không gian bếp nhỏ không phù hợp cũng là sai lầm mà nhiều người đang mắc phải. Nếu chọn màu quá tối mà không biết cách phối màu sẽ khiến không gian chật chội, u tối hơn.

Trên đây là gợi ý các mẫu trang trí nội thất phòng nhà bếp nhỏ đơn giản nhưng rất giàu giá trị thẩm mĩ. Nội thất XBOX hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng để bố trí không gian căn bếp nhà mình, từ đó mang đến những trải nghiệm sống hoàn hảo hơn. Nếu quý bạn đọc cần tư vấn hoặc lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công nhà bếp trọn gói hay liên hệ XBOX ngay hôm nay nhé.

Trả lời